Dũng khùng: Tôi cần miệng chứ không phải chân Thanh Hằng
“Đời sống đã đầy sự khó thở, vậy có đáng phải gồng mình lên mọi nơi mọi lúc?”
![Dũng khùng Tôi cần miệng chứ không phải chân Thanh Hằng](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vS0OZMoC9Ig8Oy7GrB9lSS8KWmOKET4GISxC0S-yfvBWJPmVGvY24ikemmse-pIp0AAG37UPBPcYhtw8FFO_IaqlON3GvIC9koA08trOiJGa1dXOdrUKzmMoqL_VYaygDdQzQJOSGSG41gwLDHE5mb3Xcea2bgZZz_=s0-d)
![Dũng khùng Tôi cần miệng chứ không phải chân Thanh Hằng](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_u38E6hFxFhfVes83-fFJoYf3U187RCvNJIwiieVYfoJXrdcjpC5pvMt00F_1lYlICAusP0sjC57p3Dw9LRfPJmfZZXcaTxtnnwrQJPSHqiT4G8WNplqRml9nr8t0p4UwryHEtt_2yaRujqEzlwHx6MckucDPljy9WNFA=s0-d)
![Dũng khùng Tôi cần miệng chứ không phải chân Thanh Hằng](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uJf02AP9Bopj2sg_ZZODi2y1b8DbPx_dn-NOldCDzpsGava9lTFqAYhN6St42qCVteDUZBDtaY83sp4BHyQFNEFYcnKwI2LY0VV6AK9XSKFvPx55tufw8UTjt4yvLJXGo8TI8r6wcwZsWSSUaYEise64AdpJIN6UIP=s0-d)
Khác với nhịp điệu hối hả khi trò chuyện với Đãng, thì với Dũng khùng, câu chuyện lại diễn ra vô cùng chậm rãi. Một kiểu nói chuyện dễ khiến người ta nhầm tưởng có thể dễ dàng điều khiển đối phương nhưng hóa ra sau ánh mắt vẻ như lờ đờ và nụ cười hiền khô ấy, là một sự tỉnh táo và “ranh mãnh” có thừa, nghe chừng còn lâu mới chịu sập bẫy (trừ khi là bẫy… “mỹ nhân kế”).
Thanh Hằng với tôi cũng như Lương Mạnh Hải với Đãng
Tại sao lại là “Mỹ nhân kế”, mà không phải là “Chân dài hành động” - như cái tên dự kiến ban đầu?
Vậy bạn nghĩ cái tên nào là thích hợp hơn cho một bộ phim cổ trang? Dù về bản chất, đều là một.
Về khoản này thì hình như anh thua Đãng nhé: Đều là những tên phim dễ bán vé, nhưng riêng tên phim của Đãng thì còn dùng được vào nhiều việc khác (chẳng hạn như mượn làm tít cho bài báo này)?
Thì đúng rồi, gì chứ riêng về casting và đặt tên phim thì Đãng đúng là số một! Chính vì thế, tôi rất hay nhờ Đãng đọc kịch bản và chọn giúp diễn viên.
Trừ Thanh Hằng? Vì luôn luôn có chỗ cho “nàng thơ”, ngay từ lúc viết kịch bản?
Đúng, với tôi, Thanh Hằng bao giờ cũng là ưu tiên số một! Cũng như với Đãng, là Lương Mạnh Hải. Dù thường thì, ở mỗi phim, tôi luôn cố gắng trình làng ít nhất một gương mặt mới. Chẳng hạn như lần này, là rocker Phạm Anh Khoa, trong vai một anh chàng chăn dê. Nhưng nếu làm mới được một gương mặt cũ, thì đó cũng là điều đáng làm chứ sao? Việc của đạo diễn là đặt diễn viên vào đúng chỗ và lái họ đi đúng hướng chứ không thể nào biến không thành có được.
Nói như anh thì điện ảnh Việt Nam đã chẳng thể có Thúy An của “Cánh đồng hoang”, nếu như thiếu đi sự mạo hiểm của Hồng sến?
Đồng ý, có thể biến người vô danh thành hữu danh, nhưng không thể biến một người bất tài thành người có tài được! Nên nhớ, Thanh Hằng, ở thời điểm “hôn thần chết”, cũng đâu phải là một lựa chọn an toàn cho một vai diễn? Thế nhưng, làm phim lúc này, có nhiều cái phải tính hơn trước. Biết vì sao khi làm phim, giữa một người mới và một người cũ mà đều được 9 điểm thì người ta vẫn hay chọn người cũ hơn không? Vì thứ nhất là cảm giác yên tâm, thứ hai là sức hấp dẫn đối với nhà tài trợ (đó là điều mà trước đây cố đạo diễn Hồng Sến không phải tính)! Ở Việt Nam thế là còn đỡ đấy! Chứ ở Mỹ, với những diễn viên ngôi sao, thì không phải đạo diễn chọn diễn viên mà là diễn viên chọn đạo diễn. giá trị của một ngôi sao, nó là ở chỗ đấy!
Nhưng Thanh Hằng đâu phải là diễn viên ngôi sao?
Nhưng cái đáng nói ở đây còn là cái duyên, là sự hợp nhau. Chẳng hạn như Củng Lợi và Trương Nghệ Mưu, ngoài tài năng ra, nó còn là sự hợp. Bằng chứng là rời tay Trương Nghệ Mưu ra, Củng Lợi gần như không có vai nào xuất sắc. Hay như Lương Mạnh Hải, thì phải vào tay Vũ Ngọc Đãng…
Anh tin là khái niệm “nàng thơ” và “chàng thơ” luôn tồn tại?
“Nàng thơ” hay “chàng thơ” chỉ là một cách nói, nhưng bản chất của vấn đề là sự tin tưởng nhau. Lương Mạnh Hải với Đãng, tôi nghĩ cũng vậy. Nhất là khi tìm diễn viên nam ở ta thực sự rất khó. Đánh cược với may rủi vì thế đôi khi là điều không đáng, khi đã sẵn có trong tay một lựa chọn an toàn: chưa nói đã hiểu, và luôn hết lòng hết sức với mình.
Chẳng hạn, Đãng cần Hải giảm từ 5 – 10 ký, cái đó Hải làm được, và sẵn sàng làm ngay! Hay như khi tôi nói với Thanh Hằng là hai năm tới tôi sẽ làm một phim hành động (chính là “Mỹ nhân kế” bây giờ), thì lẽ ra, phải đợi đến khi có hợp đồng mới tính. Nhưng đây, Hằng lẳng lặng đi tập võ từ trước đó hai năm, để “đón đầu” vai diễn, bằng một sự tin tưởng hết sức. Nghề này, tiếng vậy, nhưng ít người dám quyết liệt được như thế lắm! Nếu như không muốn nói, tới giờ này, tôi chỉ thấy điều đó rõ hơn cả ở ba cái tên: Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, Thanh Hằng.
Điểm yếu của Thanh Hằng là chân dài
Vẻ như, cơ hội anh vừa trao cho Thanh Hằng trong “Mỹ nhân kế” cũng tương tự Vũ Ngọc Đãng đã dành cho Lương Mạnh Hải trong “Hot boy nổi loạn”?
Đúng là trong “Mỹ nhân kế”, nếu là vai nữ chính thì phải kể đến vai của Tăng Thanh Hà, còn vai của Thanh Hằng thực ra chỉ là vai thứ chính. Cũng như trong “Nụ hôn thần chết”, vai nữ chính thì được trao cho Minh Hằng, nhưng vai của Thanh Hằng thì lại là “vai độc”. Và lần này, cũng vậy, là vai trùm của một nhóm sát thủ nữ…
Sự ưu ái dĩ nhiên mang đến cơ hội nhưng cái duyên thì lại phải “của nhà giồng được”, và đó dường như là thứ Thanh Hằng – diễn viên còn thiếu?
Nhiều người nghĩ tôi chọn Thanh Hằng vì cái chân, nhưng thực ra, cái tôi cần là cái miệng. Một cái miệng “quan trọng” tới mức khi nó mím lại, thì gương mặt đó rất sắc và dữ, nhưng chỉ cần nó nhoẻn cười, thì sắc diện đó ngay lập tức thay đổi: “dữ” thành hiền, “sắc” thành hồn nhiên tươi sáng. Những khoảnh khắc thoắt sáng - thoắt tối đó, tôi nghĩ rất cần cho điện ảnh. Thế nên, cộng với tố chất quyết liệt riêng có, Thanh Hằng nếu như không gặp Dũng khùng thì chắc chắn cũng sẽ có một đạo diễn khác mang tới cho cô ấy cơ hội…
Anh không đủ tỉnh táo để nhận thấy Thanh Hằng diễn còn “cứng” và “gượng” hay sao?
Thực sự là tôi không thấy. Rào cản lớn nhất có chăng là cũng như Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng bước lên màn ảnh khi đã là một model nổi tiếng. Thế nên, sự mặc định là rất khó tránh khỏi. Thêm vào đó, là một ngoại hình đặc chất người mẫu nên chẳng dễ gì tìm vai. Vai người đẹp mặc áo rách, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó… chắc Hằng thua! Mà đó lại mới chính là những vai diễn… dễ đoạt giải. Hay nói cách khác, điểm yếu của Thanh Hằng là chân dài, trừ khi diễn xuất của cô ấy đủ mạnh để lấn át được… chân. Tăng Thanh Hà, tôi nghĩ cô ấy dễ vào được nhiều dạng vai hơn, ít nhiều cũng là vì thế…
Tự nhận “hài nhảm” cho… đỡ bị chửi
Có phải chỉ vì Thanh Hằng không thể mặc áo rách, không thể sắm vai bi được nên phim của Dũng khùng nhất thiết phải là phim hài?
Là vì tôi thích được trải nghiệm thì đúng hơn, khi mà cơ hội làm phim, tiếng là đắt sô, nhưng thực sự, đâu nhiều! Một, hai năm gần đây còn đỡ, chứ trước, chỉ biết trông vào mùa phim Tết, mà Tết, không lẽ… khóc? Là nói vui vậy, nhưng “hài nhảm”, có lẽ nó là cái tạng của mình nên mình có theo kiểu gì, thì cuối cùng nó vẫn ra mình thôi…
Anh nghĩ anh đắt sô là vì người ta cần một tay biết chọc cười cho những bộ phim chiếu Tết, hay vì anh luôn đủ tinh ranh để biết thị trường đang thiếu cái gì?
Nếu như Đãng “vừa đi vừa khóc” (tên kịch bản phim mới nhất của Vũ Ngọc Đãng – P.V) thì tôi lại “vừa đi vừa… chọc” vậy!
Mà đã “chọc” thì phải chọn mấy chỗ mà gậy người khác chưa thò đến chứ! Phim ca nhạc, chẳng hạn, là thể loại phim theo tôi là khó nhất vì nó đòi hỏi kỹ năng diễn xuất ở diễn viên quá nhiều, rồi thì cả quay phim, đạo diễn… Nhưng một mặt, nó cũng dung hòa được cùng lúc hai sở thích của mình, vì trước khi làm phim, mình còn từng học nhạc rồi không? Và đáng kể, nó là dạng thức ăn dễ nuốt, nhẹ nhàng, không gây nặng bụng, có thể xem đi xem lại nhiều lần. Đời sống, tôi nghĩ, đã đầy sự khó thở, vậy có đáng phải gồng mình lên mọi nơi mọi lúc hay không?
Anh nghĩ người ta có thể xem đi xem lại nhiều lần một bộ phim thị trường sao? Làm như là nhiều tầng nghĩa, lớp lang trong đấy lắm vậy?
Hài nhảm (chẳng hạn), chị nghĩ là dạng phim “nhẹ hều” sao?
Xin thưa: Hài nhảm, để làm cho ra được chất của nó, là cả một tài năng. Châu Tinh Trì vì thế là thần tượng của tôi trong điện ảnh với những bộ phim đúng chất hài nhảm hơn ai hết. Coi “Đội bóng thiếu lâm” và “Tuyệt đỉnh Kungfu” đi, làm ơn! Gọi là “nhảm”, nhưng ăn thua, là sau cái sự (có vẻ) “nhảm” ấy, là gì, có đúng chỉ là “nhảm nhí” như trước đó chúng ta nhầm tưởng, khinh khi không. Cái đấy, điện ảnh ở mình, hầu như chưa ai làm nổi…
Anh từng “tự phong” “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là hài nhảm còn gì!
Đấy là tôi “tự thú” thế cho… đỡ bị chửi (thế mà vẫn bị chửi như thường!) Vì ở ta, hài nhảm đâu được coi là danh giá!
“Tối nay 8 giờ” thì sao?
Chưa đủ nhảm!
“Hello cô ba”?
Chưa đủ hài!
Vậy cuối cùng, anh tính theo chưởng bộ Hongkong hay hài lãng mạn Hollywood đây? Có “bắt vở” rằng: Nếu như công thức của Đãng là “món kim chi” thì của Dũng Khùng là… McDonald's, anh có thấy thế?
Phim Hàn nói cho cùng thì cũng là phim Mỹ chứ khác gì đâu, mà nói chung, đa phần phim thị trường trên thế giới đều có mùi Hollywood hết nên hơi đâu mà ngồi phân loại “kim chi” hay "McDonald's” chi cho mệt! Điện ảnh Việt Nam mà bắt chước được điện ảnh Mỹ thì đã quá mừng! Vấn đề là có bắt chước được không, khi một bên là cái thằng vừa mới lóp ngóp qua lớp vỡ lòng, một thằng thì đã ra trường, đi làm và “nhận lương” từ tất cả các rạp chiếu phim trên khắp thế giới…
Chả có quả “Giao lộ định mệnh” đấy là gì!
Vụ đó, mà nói chung là nhiều vụ khác nữa, tôi thấy nhà mình xài từ “đạo” nặng quá, thậm chí, hơi lạm dụng. Cá nhân tôi, trái lại, lại đánh giá Victor Vũ rất cao. Đó theo tôi là người đặc biệt nhất trong số các đạo diễn Việt kiều mà ta đang có. Năm nào cũng chịu khó làm phim và lên tay rất nhanh, phim sau bao giờ cũng khá hơn phim trước…
Tôi có cái tật là… phim nào làm xong cũng hài lòng
Nếu cần chỉ ra những điểm giống và khác giữa Dũng khùng và Vũ Ngọc Đãng, anh nghĩ sẽ có mấy cái gạch đầu dòng?
Khác nhau nhiều lắm! Trước hết, ở thái độ làm nghề. Đãng là người làm nghề cực kỳ nghiêm túc, chỉ biết trên đời có mỗi làm phim, ngày ngày chuyên cần viết kịch bản từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối. Còn Dũng khùng thì “lang chạ” đủ thứ: hết quay ca nhạc đến quay quảng cáo và làm sân khấu, đạo diễn game show… Hẳn cũng vì “lắm mối” như vậy nên tính tôi có vẻ mềm hơn để dễ thích ứng với nhiều đối tượng hơn, còn Đãng thì có phần bộc trực hơn, thẳng tính hơn và cũng dễ quá khích hơn. Thế nhưng, trông Đãng tưởng khó mà dễ, còn tôi, ngược lại, tưởng dễ mà khó. Đãng tức gì là vặc lại ngay tại trận, và nói ào ào như không cho ai nói, nhưng về nhà có thể nghĩ lại. Còn tôi thì nghe gì cũng gật, nhưng khi về, có khi lại làm khác, và có khả năng là chỉ chiều mỗi mình…
Ý chừng là anh “nham hiểm” hơn?
Tôi bướng bỉnh hơn. Bằng chứng là những nhân vật của tôi (nếu đúng “phim là người” - như người ta vẫn nói) dù có được phái đi đường nào thì cuối cùng cũng lại quay lại đúng đường cũ (vụ này đích thị là tôi!). Còn nhân vật của Đãng thì đúng y chang là tấm gương làm nghề của hắn (cũng là một dạng bướng bỉnh theo kiểu của Đãng!): toàn những con người vượt khó…
Khác nhau có đủ để va nhau không?
Không, thường thì tụi tôi ít tranh luận lắm vì càng là mỗi đứa một kiểu thì lại càng không nên cãi nhau. Và thêm nữa là cũng chưa thấy phim nào của nhau là dở tệ, tới mức phải quay qua “dìm hàng” nhau. Tôi thì lại còn có cái tật là phim nào làm xong cũng thấy hài lòng mới chết (haha), trừ bộ phim truyền hình đầu tay “Con gà trống”…
Nghiêm túc nhé, phim của Đãng, anh thấy ổn nhất phim nào, và phim nào dở tệ?
“Hot boy nổi loạn” (nhưng phải là bản chưa bị cắt) chắc chắn là bộ phim khiến tôi phục Đãng nhất. Một trong những cái khó nhất khi làm phim là tạo ra được những cảnh sex mà không làm người ta bị “dội”, và thấy “gợn”. Vậy mà Đãng làm được, lại trong một đề tài hết sức nhạy cảm: tình yêu đồng tính. Cắt đi một vài cảnh trong số đó, vì thế theo tôi là một sai lầm của hội đồng kiểm duyệt khi đã làm mất đi của điện ảnh Việt Nam những “xen” hay nhất và khiến cho bộ phim hơi bị “đi ngang”. Chứ lúc đầu, xem nguyên bản, là nín thở, vì những phen “ngược dốc”! Tiếc! Còn cái phim không ưa, thì tôi nghĩ là “Đẹp từng centimet”, vì nó chỉ là một cái bóng không hơn của “Bỗng dưng muốn khóc”.
Nếu chết lại cũng phải chết kiểu khác!
Còn phim của mình thì là… “ngon” hết?
Là nói cho vui vậy, nhưng phim mình, cái nào dở, cái nào hay mình biết hết chớ, chỉ là… dại gì nói ra và cũng không quá lấy làm căng thẳng mà thôi! Vì dù gì mình cũng đã cố gắng hết sức rồi, mà không tới được thì đành chịu, đành phải đợi đến lần sau…
Mà “lần sau” của anh thì nghe chừng còn nhiều lắm, vì ai chứ Dũng khùng thì nhà sản xuất luôn sẵn sàng “chi mạnh”?
Đúng là làm phim lúc này không còn khó về tiền, vì các nhà đầu tư đã hào phóng hơn nhiều, và nhiều người muốn đưa tiền cho mình làm phim lắm: xưa 5 tỷ đã là to, giờ có khi lên tới 15 – 20 tỷ. Nhưng khổ nỗi, rạp “ăn” mất 50% rồi, thế nên 50% còn lại, mình phải biết tính cho người ta, chứ không “lừa” người ta được, không thể bẫy người ta bằng ảo vọng. Thế nên, xin bao nhiêu tiền cũng được, còn thì “sống chết mặc bây” – Ok! Nhưng đó là trừ khi, mình tính làm… bộ phim cuối cùng!
Không muốn có “bộ phim cuối cùng” thì có đáng để “phụ lòng” “bộ phim đầu tiên” không? Khi mà cả “chuột” lẫn “con gà trống” đều từng ít nhiều cho hy vọng về một Vũ Ngọc Đãng và Dũng khùng của dòng phim nghệ thuật?
Chỉ là, lúc đó, cả hai thằng đều nghĩ: Làm nghề chuyên nghiệp là gì? Là phải sống được bằng chính cái nghề đó chứ! Mà muốn sống bằng nghề này, thì chỉ có một cách duy nhất là làm phim có khán giả. Thế thôi! Còn thì, bản chất phim đã là nghệ thuật rồi, chỉ khác nhau ở chỗ bán được hay không mà thôi! Bán được, thì gọi nó là phim thị trường chứ gì? “Forrest Gump” mà không là “hài nhảm” sao? Rồi thì “Titanic”? Vì sao cả Oscar và phòng vé đều phải chào thua nó? Là bởi khi ở đỉnh cao của phim thị trường, thì nó lại chính là phim nghệ thuật!
Anh có tin có “người tình thủy chung” không mà dám tin có “khán giả thủy chung”?
Thì cũng chính vì lo người ta khó “thủy chung” nên mình mới phải cố giữ đây! Thế nên, lần này tôi đâu còn dám chơi “hài”, mà phải chuyển qua món nặng đô hơn là phim hành động. Vì lúc này hài đâu còn “ăn” nữa, nhà nhà làm hài, bản thân mình cũng không thể ăn hoài cái món mình đã ăn. Nhục nhất là “xác ướp Ai Cập”! Nhục nhất là đã chết rồi! Còn nếu chết lại thì phải chết… theo kiểu khác, kiểu “xác ướp trở lại”, chẳng hạn!
Vậy “xác ướp” lần này chậm “trở lại” hóa ra là vì… sợ chết đấy ư?
Đúng rồi đó! Và để “thoát chết” – hy vọng thế, tôi thấy mình cần phải học cách đi chậm lại, sau khi nhìn những “gương tày liếp” là những người đi nhanh và bị vấp. Lẽ ra, họ đã không bị ngã, hoặc bị dư luận đánh tơi bời như vậy, nếu như họ chịu khó đi chậm lại một chút và nghiêm túc hơn trước những lựa chọn của mình. Đấy là “mượn danh nghệ thuật” cho oai, chứ lý do thật, có khi chỉ là “tầm thường” thế này thôi: Tôi có cái tật là phải xài hết tiền thì mới đi kiếm tiền tiếp được, vì với tôi, không có cái chết nào đáng sợ hơn là… chết đói!
Theo Đẹp
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012
Mục tiêu và tôn chỉ của phong trào Con Đường Việt Nam
Phong trào CĐVN
-
-
MỤC TIÊU
Mục tiêu tối thượng của phong trào Con Đường Việt Nam là làm cho Quyền Con Người được tôn trọng và được bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của mình.
Khi nói đến các Quyền Con Người phong trào Con Đường Việt Nam sử dụng định nghĩa được nêu ra trong Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc, được thông qua vào năm 1948. Văn bản quan trọng này là một chuẩn mực mang tính quốc tế về Quyền Con Người ở các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Việt Nam.
Phong trào Con Đường Việt Nam tranh đấu cho sự phát triển của đất nước theo tiến trình phù hợp vối quy luật khách quan tất yếu:
Quyền Con Người -> Tự Tin -> Dân Chủ -> Công Bằng -> Thịnh Vượng -> Văn Minh
Phong trào Con Đường Việt Nam đấu tranh chống lại mọi tác nhân thúc đẩy quá trình làm cho đất nước chậm tiến và bất ổn như dưới đây, đối nghịch với tiến trình trên:
Cường Quyền -> Sợ Hãi -> Tham Nhũng -> Bất Bình Đẳng -> Nghèo Nàn -> Lạc Hậu
HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1945 của nước Việt Nam đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, có sẵn các quyền làm người căn bản, trong đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam công nhận các quyền con người bất di bất dịch được qui định và trịnh trọng tuyên bố tại Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948.
Đến 1982, Việt Nam đã chính thức gia nhập tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; và về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam cũng đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới.
Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của người dân Việt Nam.
Với những khung pháp lý như vậy thì mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã được hưởng bình đẳng tất cả các quyền con người như bất kỳ công dân nào khác trên thế giới, không phân biệt quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, v.v..., và dựa vào đó, các văn bản pháp luật phải được xây dựng sao cho cho mọi người có thể sử dụng những quyền này một cách đầy đủ và công bằng, theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền là: “Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức” và “mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”.
Tuy nhiên, các giá trị tốt đẹp này còn rất xa so với thực tế trong việc thực thi quyền con người trên đất nước Việt Nam. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành theo hướng ngăn cản, hạn chế các quyền con người cơ bản, trở thành vi hiến vì trái ngược với Hiến Pháp. Đa số các văn bản này trao quyền cấp phép cho các quan chức đã tạo nên nạn cửa quyền và cơ chế xin - cho. Bên cạnh đó, ở những nơi đã có các điều khoản pháp luật phù hợp nhằm bảo vệ quyền con người thì chính các cơ quan chức năng lại chưa thực thi chúng một cách nghiêm túc, làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật và tạo ra nhiều án oan, sai. Đối với những lĩnh vực còn thiếu vắng pháp luật quy định cụ thể, đại đa số người dân lẫn nhân viên công vụ đều nghĩ rằng nếu pháp luật chưa quy định thì có nghĩa là công dân Việt Nam không được thực hành những quyền này. Điều này dẫn đến sự hạn chế tự do và xâm phạm các quyền con người cơ bản, tạo không gian cho quan chức lạm quyền và tham nhũng tràn lan. Chính những sai lầm có hệ thống này là một trong những yếu tố quan trọng đã đẩy đất nước đến những khó khăn và bất ổn hiện nay.
Đất nước chúng ta đang lâm nguy: khủng hoảng kinh tế, xã hội suy đồi đạo đức, tham nhũng đã trở thành quốc nạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân và làm suy yếu đất nước, chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa. Là một người dân nước Việt, hơn lúc nào hết chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc để chấn hưng lại đất nước, bảo vệ vững chắc lãnh thổ của cha ông để lại. Các thế hệ đi trước đã tìm ra con đường chấn hưng đất nước, đó là phải “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” tức là người dân phải HIỂU BIẾT về các quyền của mình để TỰ TIN sử dụng những quyền đó làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, giàu có hơn, đất nước thịnh vượng hơn, văn minh hơn. Phong trào Con Đường Việt Nam ra đời tiếp nhận tinh thần ấy của tiền nhân để cùng toàn thể người dân Việt Nam tìm ra con đường chấn hưng lại đất nước.
PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG
Phong trào Con Đường Việt Nam hoạt động theo tôn chỉ:
- Công khai, minh bạch
- Đối thoại, ôn hòa nhưng cương quyết
- Khoan dung nhưng không thỏa hiệp với sự sai trái.
- Đối thoại, ôn hòa nhưng cương quyết
- Khoan dung nhưng không thỏa hiệp với sự sai trái.
Phong trào Con Đường Việt Nam lấy việc bảo vệ quyền con người cơ bản của mọi công dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội, sắc tộc, quan điểm chính trị v.v... làm mục tiêu hàng đầu. Qua đó, phong trào hợp tác với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cùng mục đích bảo vệ quyền con người, và ngược lại đấu tranh với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm quyền con người.
Phong trào Con Đường Việt Nam hiểu rằng một xã hội tôn trọng con người phải được xây dựng trên cơ sở mỗi công dân trong xã hội có đầy đủ hiểu biết về quyền của mình và của những người xung quanh mình. Vì thế, phong trào hướng tới giúp cho người dân hiểu về những quyền sẵn có mà mình phải được hưởng một cách tự do, bình đẳng theo đúng tinh thần của Tuyên bố Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc để người dân tự tin, chủ động sử dụng tối đa các quyền này trong cuộc sống. Giúp người dân ý thức rõ về vai trò của các quyền này trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị để xây dựng một đất nước văn minh và thịnh vượng.
Phong trào Con Đường Việt Nam chọn đối thoại thay vì đối đầu để tìm ra giải pháp chung. Phong trào sẽ đối thoại, phản biện và đưa ra các đề nghị, yêu cầu với các cơ quan lập pháp hành pháp và các tổ chức chính trị khác để xây dựng và sử dụng luật pháp theo đúng trách nhiệm của nhà nước pháp quyền là phải bảo vệ hiệu quả việc thực hiện các quyền con người cho nhân dân. Phong trào sẽ bảo vệ cho quyền lợi cho người dân bằng công luận và các công cụ pháp lý của Việt Nam và quốc tế.
Phong trào Con Đường Việt Nam kêu gọi người dân tích cực đóng góp ý kiến, tham gia vào việc điều hành đất nước, đóng góp trách nhiệm của mình vào việc chấn hưng lại đất nước
Phong trào Con Đường Việt Nam không phải là một tổ chức; nó không có điều lệ, không có bộ máy thường trực hay qui chế hội viên. Phong trào Con Đường Việt Nam là một phong trào mở, dành cho tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân,… Những ai chia sẻ với những mục tiêu của phong trào và tham gia vào hoạt động của nó sẽ đều là thành viên.
Phong trào Con đường Việt Nam không tranh đấu vì bất kỳ chủ thuyết chính trị, tư tưởng hay chủ nghĩa nào. Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam nhưng sẽ ủng hộ bất kỳ đảng phái nào bảo vệ và tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, và ngược lại sẽ phản đối bất cứ tổ chức, đảng phái nào đi ngược lại nguyên tắc này.
Văn bản này ấn định nguyên tắc hoạt động của phong trào. Mọi hoạt động và tuyên bố của những người khởi xướng hay của thành viên phong trào đi ngược lại tinh thần của văn bản này đều bị coi là không hợp lệ.
Hoàn thành ngày 5/7/2012
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012
Khi chữ SỢ đang dần dần biến mất
Lê Nguyên Bình
(ĐảngVDVN)
-
Sau gần một năm bị đè nén, phong trào biểu tình đã tái lập thành công trên đường phố Hà Nội và Sài Gòn. Sự kiện hàng trăm người có thể xuống đường trở lại ở Hà Nội và Sài-gòn là một dấu hiệu đáng khích lệ, dù sự thành công này phần nào bao gồm sự "nới lỏng có chủ ý và kiểm soát" của nhà cầm quyền. Với kinh nghiệm cũ và tình hình mới, đợt biểu tình lần hai hứa hẹn nhiều diễn biến khác hơn phong trào xảy ra vào đúng một năm trước.
Chủ quyền đất nước không thể giữ được bằng sự lên án suông, hay các hình thức phản đối mang tính biểu trưng. Lịch sử thế giới, và ở cả nước ta, chứng minh rằng: Lãnh thổ quốc gia chỉ được bảo vệ thành công khi có quyết tâm của cả dân tộc, kể cả những hy sinh bằng xương máu khi cần thiết. Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, chủ trương dùng vũ lực để đấu tranh bảo toàn chủ quyền nước nhà, hay để dân chủ hoá đất nước, có thể không phù hợp. Tuy nhiên, giới hạn đó không bắt buộc nhân dân Việt Nam phải tự bó mình trong các hình thức đấu tranh bị động, khi chính đảng cầm quyền cũng đang tự bó mình trong thế bị động đầy mâu thuẫn. Đấu tranh là phải có sức mạnh, và phải ở thế chủ động!
Chống xâm lăng là việc quốc sự và cần có sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền. Nhưng công cuộc chống xâm lăng có hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào quyết tâm của đa số nhân dân. Nhà nước CSVN sẽ không thể thuyết phục được công luận khi chính họ không thể hiện được một thái độ dứt khoát đối với Trung Cộng; và cứ tiếp tục bắt bớ, ngăn trở những công dân yêu nước bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình. Thái độ lưng chừng của nhà cầm quyền biểu hiện điểm yếu của những người lãnh đạo Việt Nam, và vì vậy không tạo được sự kiêng nễ của Trung Cộng. Tình trạng đó, cộng hưởng với nhu cầu "bảo hộ chính trị" một cách lộ liễu của đảng CSVN trong bối cảnh phong trào dân chủ hoá đang bùng dậy dưới nhiều hình thức... dẫn đến trình trạng nhà cầm quyền Trung Cộng xem thường những lời phản đối mang tính hình thức của nhà nước CHXHCNVN.
Sức mạnh lớn nhất để ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trên đất liền và biển Đông của Việt Nam là một quyết tâm to lớn và sắt đá của cả chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trung Cộng có thể bắt chẹt đảng CSVN nhưng không thể trấn áp cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính quyền nào biết dụng sức dân để bảo vệ đất nước, thì chủ quyền nước đó mới có thể được bảo vệ đúng nghĩa và đúng mức.
Đối với phía quốc tế, Việt Nam đã bắt đầu có được một số yếu tố thuận lợi đáng chú ý, đặc biệt là khi Hoa Kỳ công khai khẳng định chiến lược ở vùng Đông Nam Á. Nếu nhà nước CSVN sáng suốt và khôn ngoan đúng mức thì sẽ có thể vận dụng những yếu tố cộng hưởng này một cách hiệu quả cho công cuộc bảo toàn lãnh hải Việt Nam. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không đánh nhau với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam, song Việt Nam có thể vận dụng nhu cầu phát triển chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông để tạo thế tương quan quyền lợi như là một ràng buộc mặc nhiên. Phi Luật Tân có thái độ cứng rắn, rõ ràng đối với Trung Cộng về vấn đề chủ quyền lãnh hải được là nhờ chính phủ này không bị lệ thuộc vào Trung Cộng. Chính sách của họ được Hoa Kỳ ủng hộ cũng là nhờ vậy. Yếu tố quan trọng này đáng để cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam học hỏi. Vận động thế quốc tế là vô cùng cần thiết song cũng cần phải cảnh giác: Không vận dụng được Hoa Kỳ trong thế trận biển Đông là điều dỡ, song ỷ lại vào sự bảo vệ tuyệt đối nào đó của Hoa Kỳ sẽ là một hy vọng hoang tưởng, ngây thơ.
Đấu tranh bất bạo động để bảo vệ chủ quyền quốc gia hay nhằm dân chủ hoá đất nước cũng đều cần có số đông to lớn, đầy nhiệt huyết và ý chí. Do vậy, dù vài trăm người biểu tình ôn hoà không thể ngăn cản được tình trạng Trung Cộng xâm lấn thô bạo chủ quyền Việt Nam trên biển Đông song quyết tâm của những người yêu nước là chất xúc tác cần thiết trong tiến trình giải quyết những vấn nạn lớn của đất nước. Khi nhà cầm quyền ra sức ngăn trở, giới hạn và thậm chí là bắt bớ, giam cầm những người tham dự biểu tình ôn hoà... thì chính sự kiện đó chứng minh rằng chế độ thừa biết là hiện có một số đông rất lớn khác đang sẵn sàng tham gia tranh đấu. Trong số đó, thành viên các tổ chức đấu tranh đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy, yểm trợ cho phong trào. Đó là bổn phận công dân đồng thời cũng là trách nhiệm đoàn thể. Khi thực tế chứng minh được rằng hiện có một tiềm lực hùng hậu sẵn sàng dấn thân đấu tranh chống xâm lăng, độc tài và bất công, thì vấn đề chỉ còn là thời gian và điều kiện để có một hoàn cảnh xúc tác thuận lợi.
Lịch sử Việt Nam từng ghi lại rằng nhân dân Việt Nam đã đứng lên chống lại làn sóng xâm lấn từ phương Bắc nhiều lần, và đều thành công. Đế quốc to lớn này có thể áp chế được nước ta trong một thời gian nào đó, nhưng đều không khuất phục được ý chí vùng dậy đòi độc lập của dân tộc Việt. Hiện nay, đảng Cộng sản Trung Hoa có thể lạm dụng ưu thế đối với đảng CSVN song rõ ràng là họ không đè bẹp được ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của người Việt Nam. Do vậy, chắc chắn là thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến tiến trình đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và dân chủ, tự do của người Việt Nam.
Nhà cầm quyền đang lùi và phong trào đấu tranh đang từng bước tiến tới. Nhà cầm quyền có thể bắt vài chục người nhưng không thể bắt hàng trăm, hàng ngàn người yêu nước cùng một lúc. Chế độc độc tài có thể ngăn chận vài trăm người biểu tình song sẽ không dám trấn áp hàng ngàn, hàng chục ngàn người xuống đường cùng lúc. Thực tế cho thấy nhà cầm quyền CSVN đang rất lúng túng và mất tự tin. Họ thừa hiểu việc những người yêu nước phản đối Trung Cộng xâm lấn là đúng. Cho nên, mọi hành động ngăn chận, kể cả bắt bớ... đều chỉ ở hình thức cảnh cáo, tạm giam ngắn hạn...
Khi mọi giới, mọi thế hệ đều hăng hái xuống đường và công khai khôi hài hoá những cuộc tra hỏi, bắt bớ, tạm giam... thì chữ SỢ trong người dân đang dần dần biến mất. Một khi người dân không còn SỢ, hàng hàng lớp lớp người yêu nước chống nô lệ, độc tài, tham ô và bất công sẽ đứng dậy. Khi nhà cầm quyền tiếp tục làm những điều nghịch lý, bất nhân khiến nhiều người phẩn uất đến độ "nổi điên" lên, dám bất chấp hiểm nguy, hậu quả... thì ngày đó Việt Nam có thể cũng sẽ diễn biến như Bắc Phi, Trung Đông!
Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012
Đừng bội phản cha ông chúng ta
AFP. Khu vực quanh toà đại sứ TQ ở Hà Nội được tăng cường bảo vệ suốt ngày 1 tháng 7, 2012
Thanh Quang - RFA
-
Trong thời gian gần đây, dù có tuyên bố “trỗi dậy hoà bình” như thế nào đi chăng nữa, TQ ngày càng không che giấu hành động xâm lược ở Biển Đông mà hành động có tính cách “giành dân chiếm đất” còn đang tiếp diễn của Bắc Kinh là vụ Bãi cạn Scarborough của Philippines và Trung Quốc gọi thầu khai thác 9 lô dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đừng để quá muộn
Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”; khiến nhà văn Trần Khải báo động “hoàn cảnh cả nước bị bao vây bởi những tàu lạ có chữ Hán”; khiến blogger Thuỳ Linh bực tức rằng “ Biển Đông bây giờ bọn Tàu cứ chềnh ềnh tàu và người nó ra đấy”…
Trước nguy cơ đó giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam ứng phó trong chiều hướng mà nhiều bloggers cáo giác là “hèn với giặc nhưng ác với dân”, với người biểu tình yêu nước, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPG Việt NamTN, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã viết thư phản đối gởi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tại Hà Nội, để “nói lên nỗi âu lo và phẫn nộ của toàn dân Việt nói chung và Phật giáo đồ Việt Nam nói riêng”, nhắc lại chuyện “tự nghìn xưa” về “sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của các triều đình phong kiến Trung Quốc” mà ngày nay người dân Việt không khỏi “ngỡ ngàng trước việc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa áp dụng lại chính
![Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file Screen capture. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file Screen capture.](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uxVI7O1LM1HAjtLcKeZTdPuvCpKmITMi8P18YlqgXlHVcJTMITvYJF_wWtf_7_IhsyEGJwdegrGMb3v4cZft1oe1m6gmfRu_4h_ShzwIBSA6uzUxAkvTadNnCiTrbpB0PYbGMh__voMor_-6_vIrFl5rbVSus4LG_pUipdJRx6fhT7ENG6gpTRZg3ErDK9ENsDW9U7LtjcbgtX7MHquP0whyctxPjB_GjaT64olNnor7qbOxmlZ5Wywxp5OErUeBXmt-lxxzuvv8BFZzfyK9qHMpugAw=s0-d)
sách thực dân xâm chiếm của các triều đình đại Hán đã lỗi thời ở thế kỷ 21, là thế kỷ của tương sinh và cộng tác quốc tế”.
Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng không quên đề cập tới chuyện mà Ngài tin là Đại sứ Khổng Huyễn Hựu “không thể chối cãi”, đó là “…Hằng nghìn công nhân Trung Quốc hiện hữu ở vùng yết hầu quân sự Tây Nguyên Việt Nam”, “Hai Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội năm 1999 và 2000 đã cho phép Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam trên hàng nghìn cây số vuông”…”, “Từ năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, rồi qua các năm 1988, 1992 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa và tám đảo ở Trường sa. Bao năm qua, ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt bớ, giết chóc, đòi tiền chuộc, biến ngư dân Việt thành bia đỡ đạn trước âm mưu xâm lược Biển Đông. Gần đây nhất, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc ngang nhiên mở thầu thăm dò dầu khí ở chín lô trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam”.
Và Hoà Thượng Thích Quảng Độ hết lòng mong mỏi Đại sứ Trung Quốc “biết lắng nghe tiếng kêu trầm thống của gần 90 triệu người dân Việt đang khắc khoải lo âu trước cảnh nhà tan, nước mất, như chính nhân dân Trung Quốc đã luân hiểm đau thương như thế vào thế kỷ XIX khi các nước ngoại quốc xâm lăng Trung Quốc”. Tại sao Đại Lão Hoà Thượng Quảng Độ mong mỏi như thế ở một quan Tàu. Ngài giải thích:
Ngày xưa Sử gia Tư Mã Thiên không vì bị triều đình phong kiến phế thân bóp méo dòng lịch sử mà vẫn quyết tâm viết theo sự thật. Ngày nay, tôi mong mỏi Ngài Đại sứ sẽ để lại trong dòng lịch sử thế giới : Người đã chận đứng sự chết thảm của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam trong cuộc xâm lược vô vọng sắp tới theo chính sách bành trướng phi thời vụ của nhà cầm quyền Bắc Kinh, mà chắc chắn chỉ đưa tới thất bại.
Không vì cái ghế mà bỏ Tổ quốc
Qua bài “Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam”, GS Nguyễn Thanh Giang lưu ý thời cha ông của chúng ta, ai cũng “rạch ròi” rằng “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”, ngoại trừ những nhân vật phản bội quê hương, dân tộc như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì “Bội phản cha ông” thời nay - thời ĐCSViệt Nam trị vì, “các cuộc xâm lược từ Phương Bắc đều do các lãnh tụ ĐCSViệt Nam mời” vào:
Thời Hồ Chí Minh: có công hàm 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Thời Lê Duẩn: không biết có mời không nhưng, năm 1974, khi binh lính đồng bào mình (Việt Nam Cộng hòa) bị Trung Quốc diệt để chiếm Hoàng Sa thì lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt chỉ đứng nhìn và vỗ tay.
![Cụ Lê Hiền Đức dẫn đầu đoàn biểu tình tại Hà Nội ngày 8/7/2012. Cụ Lê Hiền Đức dẫn đầu đoàn biểu tình tại Hà Nội ngày 8/7/2012.](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_utbDO1aeN8o0pMk_13HWVXF0QBCKTnboLIFI-G_UzVolraxMFFzBSYgVWw7Psjx8G8Gk6vzL7LL-FPX0ouNofnwHYyMHc0tiousha3NIxdMIMed884aeZv_DhY8z8tZCsdw44zuYLiYy4WkhnyvCjEgo1igb0WPu-X-QYSxr9KBBp6l4RkIquu8s6G6lXRQo1TUGiC1GvrhtPRTLPd8F3hr5iWjbCROA2wQoladTNmSJKQ48P2PZseTLZfUBipRPwatw=s0-d)
Thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc” ký ngày 30/12/1999 “mời Trung Quốc xơi” 1500 km2 lãnh thổ, trong đó, có các địa danh lịch sử nổi tiếng: Ải Nam Quan, thác Bản Giốc… cùng các cao điểm có tính chiến lược quốc phòng …“Hiệp định Vịnh Bắc Bộ” ký kết ngày 25/12/2000, cắt dâng 10% diện tích phần lãnh hải ở đây cho Trung Quốc.
Thời Nông Đức Mạnh:Trung Quốc được ông Tổng Bí thư này mời vào đóng chốt ở Tây Nguyên dưới danh nghĩa khai thác bauxite.
Thời TBT Nguyễn Phú Trọng: lời “mời” (xâm lược) còn toàn diện hơn, sâu sắc hơn..:
“ Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”…
Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến sâu sắc, phức tạp, việc hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện…
Đi sâu hợp tác giữa hai quân đội, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước…
Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì “ Buộc nhau phải kiên trì phương châm nọ phương châm kia đâu phải vì quyền lợi dân tộc, vì đời sống của nhân dân mình mà “vì tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”, và vì để “có lợi cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội!”, và “Cướp rừng đoạt biển của nhau trắng trợn đến thế thì rõ ràng là kẻ thù rồi. Chưa choảng cho họ một trận chẳng qua chỉ vì chưa dám đánh, chưa muốn đánh, chưa đến lúc đánh chứ “Đi sâu hợp tác giữa hai quân đội” để làm gì? Để đi đánh ai? Hay để lập Thiên An Môn ở Việt Nam?”.
Trong khi đó, “…lãnh đạo chỉ thị phải tin rằng Trung Quốc là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lại bảo phải: “tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện”. Thật là khốn khổ! Nguy cơ chết đến nơi thật rồi!...Không thể ù lì được nữa, không được bảo mạng, không được vì ơn sâu nghĩa nặng cái ghế của mình mà bỏ Tổ quốc”.
Hèn với giặc ác với dân
Thực trạng quê hương cùng sự tồn vong dân tộc đang bị Phương Bắc đe doạ - ngày càng ráo riết và trầm trọng – đã dẫn tới nhiều cuộc xuống đường biểu tình của người dân Việt yêu nước – nhưng bị giới cầm quyền, công an Việt Nam thẳng tay đánh đập, trù dập một cách vô cảm, phi lý. Chẳng hạn như trường hợp Bùi Thị Minh Hằng, qua bức thư chị gởi tới Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton với những dòng như sau:
Mùa hè năm 2011, tôi đã cùng với đồng bào Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thay vì bảo vệ cho chúng tôi, nhà cầm quyền Việt Nam đã xem chúng tôi là "phản động", "thế lực thù địch".
Bùi Thị Minh Hằng, qua bài “ Hãy cứu dân vô tội trước hành động khủng bố của nhà cầm quyền Việt Nam”, báo động rằng bản thân chị đã từng chịu nhiều lần bắt bớ giam cầm trái phép chỉ vì muốn lên tiếng thể hiện lòng yêu nước và đòi hỏi quyền con người dân chủ theo đúng pháp luật và hiến pháp. Nhưng nhà cầm quyền ra sức đàn áp, bức hại chị mà - theo lời Bùi Hằng – “không từ một thủ đoạn hèn hạ bỉ ổi nào...”. Và công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng khẳng định nếu “việc làm thô bạo của nhà cầm quyền cứ tiếp diễn và gây bức ép…bằng khủng bố, đàn áp, đe doạ, vu khống” thì:
![Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_tu3Z3IPluH8Q9-85t_R-uyQvtxj3pNV6MpqreQGswY4Av5WEWvZDktGjLYb-WkmjAAOLDUwU2dgnvWIW9OiuZWm79_CAlfjT8ETC3UZc3OZFDBmmSmoNSqS8BxGBqovRdW3Um3PW_Eiay1fL2ErO59vN0pOXnVYqoybf7T-AvYWV212fta58cVVww4MrWlmT2t7kEAyDUbFhpAM_ZhDLT4AMoqG0jKZ5a3jAuhVjkKMCN57AF87fpifsmKnoGhEIvy7mWgnqWaTRI7RSLsDBPN9Q=s0-d)
Tôi, công dân Việt Nam yêu nước Bùi thị Minh Hằng, sinh ngày 20/7/1964, thường trú tại 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Thành Phố Vũng Tàu sẽ tự thiêu để lên án sự bức hại của chính quyền đối với bản thân tôi cũng như những hành xử tương tự và thường xuyên gia tăng với rất nhiều đồng bào tôi trên khắp lãnh thổ…và coi họ như kẻ thù!
Trước cảnh nhiễu nhương đó, Hoà Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGViệt NamTN, cáo giác:
Hành động bắt cóc người dân trên đường đi của những người không sắc phục, không có thẻ công an, rồi tiếp tục khủng bố, đe doạ, sách nhiễu của Nhà cầm quyền cộng sản, như lời kêu cứu của bà Bùi Thị Minh Hằng khiến bà có ý nghĩ tự thiêu để tố cáo tình trạng phi pháp, độc tài, chứng minh điều gì, nếu không là hành vi phi pháp của một Nhà nước hành xử như băng đảng xã hội đen ?Việc bắt bớ, đánh đập, đạp vào mặt, bỏ tù, cho vào trại cải tạo những người đi biểu tình, nhất là những người biểu tình chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, như Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Đức, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy và các em … đã chứng minh điều gì, nếu không là hành vi của kẻ phản quốc ?Một nhà nước chân chánh, lương thiện không thể hành xử với người dân bằng những hành vi phát xít như thế.
Hay trường hợp blogger “chứa chan lòng yêu nước” Huỳnh Thục Vy cùng chồng là Lê Khánh Duy và người thân cùng nhiều bạn trẻ khác cũng vì ra sức tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cách nay hơn một tuần mà lâm vào tình cảnh – nói theo lời Lê Khánh Duy khi “tố cáo hành vi sách nhiễu và vi phạm pháp luật của CA” – là “chúng bóp cổ, đánh đập, trấn áp tàn bạo”, “Họ thay nhau thẩm vấn, hỏi cung chúng tôi, làm cho tinh thần chúng tôi hoảng loạn và sức khoẻ bị suy sụp nghiêm trọng”. Khánh Duy cho biết thêm rằng “Thục Vy do bị đánh đập và đàn áp trong lúc bị bắt lên xe đã xuất huyết ngay trong đồn, ướt cả quần đang mặc, nhưng chúng vẫn tiếp tục thẩm vấn”, “Cả mấy anh chị em toàn thân bầm dập và ê ẩm. Riêng Thục Vy bị chấn thương nhiều chỗ…”.
Sau khi an ninh Quảng Nam vào tận Sàigòn “kéo Thục Vy một cách thô bạo lên xe” để áp giải về Đà Nẵng gọi là “làm việc” tiếp, cuối cùng Thục Vy cũng được về nhà. Qua bài “Sang sông”, tác giả Sông Kôn nhận định:
Họ rất sợ và không bao giờ chịu để cho cô Huỳnh Thục Vy sống ở đất Sài Gòn. Tại sao vậy ? Đó là vì họ sợ tấm gương về yêu nước và lòng dũng cảm của cô là điểm sáng cho mọi người tìm đến, đó là họ sợ cô cùng giới bạn bè trẻ blogger liên kết lại tạo thành phong trào yêu nước trong giới trẻ hiện nay...
Theo blogger Nhã Nam qua bài “Từ Điếu Cày đến Huỳnh Thục Vy – một thế hệ mới đã thành hình”, thì “Hình ảnh cô gái trẻ Huỳnh Thục Vy cùng chồng và các em bị bắt, bị trấn áp thô bạo ngay đường phố cũng làm liên tưởng đến cảnh blogger Điếu Cày bị bắt giữa phố vài năm trước. Nhưng Sài Gòn của năm 2012 đã khác, giữa Điếu Cày và các em bị bắt hôm nay là cách biệt tuổi tác hơn một thế hệ và sẽ càng ngày càng trẻ. Nếu như Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do đứng khá cô đơn trên bậc thềm Nhà hát Thành phố thì hôm nay, các em đã sát cánh bên nhau để đến tận đồn công an đòi người. Một thế hệ trưởng thành qua đàn áp sẽ tiếp nối cho một xã hội dân sự lành mạnh hình thành”.
Và hôm qua Chủ Nhật mùng 8 tháng 7, những người dân Việt tại Saigòn và Hà Nội cũng lại ra sức thể hiện lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Trong khi tại Saigòn, công an, an ninh chìm, nổi “dầy đặc”, với nhiều xe công vụ, xe cảnh sát và cả xe ôm trá hình tại những khu vực có đông người quy tụ như Công viên 30-4, khu Nhà Thờ Đức Bà, để sẵn sàng trấn áp khiến cuộc tuần hành đã không diễn ra, thì tại Hà Nội, được biết hàng trăm người dân Hà Nội, có cả Cụ bà Lê Hiền Đức, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân đã xuống đường biểu tình trong tiết trời mát dịu, không mưa. Họ hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” đầy khí thế dù vẫn có sự hiện diện đông đảo của lực lượng công an. Theo ghi nhận của các bloggers thì chưa thấy có dấu hiệu bắt bớ, đàn áp tại Hà Nội hôm qua.
Khi viết “Những Tố Hữu đang sẵn sàng tố tả”, tác giả Nhật Bình không quên lưu ý rằng:
Nếu những quan chức ở thượng tầng còn lo ngại và đang tìm mọi cách xóa sạch hồ sơ như vậy, thử hỏi những cán bộ cấp trung và thấp, những người không có đường chạy, có nên tiếp tục nợ thêm máu nhân dân không? Đặc biệt trong hàng ngũ công an, liệu cán bộ cấp trung và thấp có nên cứ tiếp tục làm công cụ tay sai, thi hành những chỉ thị miệng “ác ôn” của cấp trên truyền xuống không — những chỉ thị mà lãnh đạo sẽ sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm và đổ vấy cho cấp dưới? Và càng thấp trong hệ thống, các chiến sĩ công an càng cần biết rằng trên cả thế giới ngày nay, chứ không riêng gì ở Việt Nam, các tòa án công lý đúng nghĩa đã từ lâu không còn chấp nhận kiểu ngụy biện “chỉ vì theo lệnh trên”!
Đừng để quá muộn
Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”; khiến nhà văn Trần Khải báo động “hoàn cảnh cả nước bị bao vây bởi những tàu lạ có chữ Hán”; khiến blogger Thuỳ Linh bực tức rằng “ Biển Đông bây giờ bọn Tàu cứ chềnh ềnh tàu và người nó ra đấy”…
Trước nguy cơ đó giữa lúc giới cầm quyền Việt Nam ứng phó trong chiều hướng mà nhiều bloggers cáo giác là “hèn với giặc nhưng ác với dân”, với người biểu tình yêu nước, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPG Việt NamTN, Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã viết thư phản đối gởi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tại Hà Nội, để “nói lên nỗi âu lo và phẫn nộ của toàn dân Việt nói chung và Phật giáo đồ Việt Nam nói riêng”, nhắc lại chuyện “tự nghìn xưa” về “sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của các triều đình phong kiến Trung Quốc” mà ngày nay người dân Việt không khỏi “ngỡ ngàng trước việc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa áp dụng lại chính
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện.
sách thực dân xâm chiếm của các triều đình đại Hán đã lỗi thời ở thế kỷ 21, là thế kỷ của tương sinh và cộng tác quốc tế”.
Nguy cơ lãnh hải Việt Nam bị mất dần vào tay Phương Bắc khiến blogger Nguyễn Thông không khỏi báo động “Bớ làng nước ơi, giặc vào tận trong nhà rồi”, để “tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa vào núi Mộ Dạ khi đã quá muộn”
Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng không quên đề cập tới chuyện mà Ngài tin là Đại sứ Khổng Huyễn Hựu “không thể chối cãi”, đó là “…Hằng nghìn công nhân Trung Quốc hiện hữu ở vùng yết hầu quân sự Tây Nguyên Việt Nam”, “Hai Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội năm 1999 và 2000 đã cho phép Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam trên hàng nghìn cây số vuông”…”, “Từ năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, rồi qua các năm 1988, 1992 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa và tám đảo ở Trường sa. Bao năm qua, ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt bớ, giết chóc, đòi tiền chuộc, biến ngư dân Việt thành bia đỡ đạn trước âm mưu xâm lược Biển Đông. Gần đây nhất, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc ngang nhiên mở thầu thăm dò dầu khí ở chín lô trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam”.
Và Hoà Thượng Thích Quảng Độ hết lòng mong mỏi Đại sứ Trung Quốc “biết lắng nghe tiếng kêu trầm thống của gần 90 triệu người dân Việt đang khắc khoải lo âu trước cảnh nhà tan, nước mất, như chính nhân dân Trung Quốc đã luân hiểm đau thương như thế vào thế kỷ XIX khi các nước ngoại quốc xâm lăng Trung Quốc”. Tại sao Đại Lão Hoà Thượng Quảng Độ mong mỏi như thế ở một quan Tàu. Ngài giải thích:
Ngày xưa Sử gia Tư Mã Thiên không vì bị triều đình phong kiến phế thân bóp méo dòng lịch sử mà vẫn quyết tâm viết theo sự thật. Ngày nay, tôi mong mỏi Ngài Đại sứ sẽ để lại trong dòng lịch sử thế giới : Người đã chận đứng sự chết thảm của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam trong cuộc xâm lược vô vọng sắp tới theo chính sách bành trướng phi thời vụ của nhà cầm quyền Bắc Kinh, mà chắc chắn chỉ đưa tới thất bại.
tôi mong mỏi Ngài Đại sứ sẽ để lại trong dòng lịch sử thế giới : Người đã chận đứng sự chết thảm của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam trong cuộc xâm lược vô vọng sắp tới theo chính sách bành trướng phi thời vụ của nhà cầm quyền Bắc Kinh, mà chắc chắn chỉ đưa tới thất bại.
Đại Lão Hoà Thượng Quảng Độ
Không vì cái ghế mà bỏ Tổ quốc
Qua bài “Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam”, GS Nguyễn Thanh Giang lưu ý thời cha ông của chúng ta, ai cũng “rạch ròi” rằng “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”, ngoại trừ những nhân vật phản bội quê hương, dân tộc như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì “Bội phản cha ông” thời nay - thời ĐCSViệt Nam trị vì, “các cuộc xâm lược từ Phương Bắc đều do các lãnh tụ ĐCSViệt Nam mời” vào:
Thời Hồ Chí Minh: có công hàm 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Thời Lê Duẩn: không biết có mời không nhưng, năm 1974, khi binh lính đồng bào mình (Việt Nam Cộng hòa) bị Trung Quốc diệt để chiếm Hoàng Sa thì lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt chỉ đứng nhìn và vỗ tay.
Cụ Lê Hiền Đức dẫn đầu đoàn biểu tình tại Hà Nội ngày 8/7/2012. NXD
Thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc” ký ngày 30/12/1999 “mời Trung Quốc xơi” 1500 km2 lãnh thổ, trong đó, có các địa danh lịch sử nổi tiếng: Ải Nam Quan, thác Bản Giốc… cùng các cao điểm có tính chiến lược quốc phòng …“Hiệp định Vịnh Bắc Bộ” ký kết ngày 25/12/2000, cắt dâng 10% diện tích phần lãnh hải ở đây cho Trung Quốc.
Thời Nông Đức Mạnh:Trung Quốc được ông Tổng Bí thư này mời vào đóng chốt ở Tây Nguyên dưới danh nghĩa khai thác bauxite.
Thời TBT Nguyễn Phú Trọng: lời “mời” (xâm lược) còn toàn diện hơn, sâu sắc hơn..:
“ Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”…
Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến sâu sắc, phức tạp, việc hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện…
Đi sâu hợp tác giữa hai quân đội, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước…
Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì “ Buộc nhau phải kiên trì phương châm nọ phương châm kia đâu phải vì quyền lợi dân tộc, vì đời sống của nhân dân mình mà “vì tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục”, và vì để “có lợi cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội!”, và “Cướp rừng đoạt biển của nhau trắng trợn đến thế thì rõ ràng là kẻ thù rồi. Chưa choảng cho họ một trận chẳng qua chỉ vì chưa dám đánh, chưa muốn đánh, chưa đến lúc đánh chứ “Đi sâu hợp tác giữa hai quân đội” để làm gì? Để đi đánh ai? Hay để lập Thiên An Môn ở Việt Nam?”.
…lãnh đạo chỉ thị phải tin rằng Trung Quốc là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lại bảo phải: “tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện”. Thật là khốn khổ! Nguy cơ chết đến nơi thật rồi!...không được vì ơn sâu nghĩa nặng cái ghế của mình mà bỏ Tổ quốc
GS Nguyễn Thanh Giang
Trong khi đó, “…lãnh đạo chỉ thị phải tin rằng Trung Quốc là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lại bảo phải: “tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện”. Thật là khốn khổ! Nguy cơ chết đến nơi thật rồi!...Không thể ù lì được nữa, không được bảo mạng, không được vì ơn sâu nghĩa nặng cái ghế của mình mà bỏ Tổ quốc”.
Hèn với giặc ác với dân
Thực trạng quê hương cùng sự tồn vong dân tộc đang bị Phương Bắc đe doạ - ngày càng ráo riết và trầm trọng – đã dẫn tới nhiều cuộc xuống đường biểu tình của người dân Việt yêu nước – nhưng bị giới cầm quyền, công an Việt Nam thẳng tay đánh đập, trù dập một cách vô cảm, phi lý. Chẳng hạn như trường hợp Bùi Thị Minh Hằng, qua bức thư chị gởi tới Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton với những dòng như sau:
Mùa hè năm 2011, tôi đã cùng với đồng bào Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thay vì bảo vệ cho chúng tôi, nhà cầm quyền Việt Nam đã xem chúng tôi là "phản động", "thế lực thù địch".
Bùi Thị Minh Hằng, qua bài “ Hãy cứu dân vô tội trước hành động khủng bố của nhà cầm quyền Việt Nam”, báo động rằng bản thân chị đã từng chịu nhiều lần bắt bớ giam cầm trái phép chỉ vì muốn lên tiếng thể hiện lòng yêu nước và đòi hỏi quyền con người dân chủ theo đúng pháp luật và hiến pháp. Nhưng nhà cầm quyền ra sức đàn áp, bức hại chị mà - theo lời Bùi Hằng – “không từ một thủ đoạn hèn hạ bỉ ổi nào...”. Và công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng khẳng định nếu “việc làm thô bạo của nhà cầm quyền cứ tiếp diễn và gây bức ép…bằng khủng bố, đàn áp, đe doạ, vu khống” thì:
Cô Huỳnh Thục Vy bị bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
Tôi, công dân Việt Nam yêu nước Bùi thị Minh Hằng, sinh ngày 20/7/1964, thường trú tại 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Thành Phố Vũng Tàu sẽ tự thiêu để lên án sự bức hại của chính quyền đối với bản thân tôi cũng như những hành xử tương tự và thường xuyên gia tăng với rất nhiều đồng bào tôi trên khắp lãnh thổ…và coi họ như kẻ thù!
Tôi, công dân Việt Nam yêu nước Bùi thị Minh Hằng, sinh ngày 20/7/1964, thường trú tại 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Thành Phố Vũng Tàu sẽ tự thiêu để lên án sự bức hại của chính quyền đối với bản thân tôi cũng như những hành xử tương tự ...với rất nhiều đồng bào tôi trên khắp lãnh thổ…
Bùi Thị Minh Hằng
Trước cảnh nhiễu nhương đó, Hoà Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGViệt NamTN, cáo giác:
Hành động bắt cóc người dân trên đường đi của những người không sắc phục, không có thẻ công an, rồi tiếp tục khủng bố, đe doạ, sách nhiễu của Nhà cầm quyền cộng sản, như lời kêu cứu của bà Bùi Thị Minh Hằng khiến bà có ý nghĩ tự thiêu để tố cáo tình trạng phi pháp, độc tài, chứng minh điều gì, nếu không là hành vi phi pháp của một Nhà nước hành xử như băng đảng xã hội đen ?Việc bắt bớ, đánh đập, đạp vào mặt, bỏ tù, cho vào trại cải tạo những người đi biểu tình, nhất là những người biểu tình chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, như Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Chí Đức, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy và các em … đã chứng minh điều gì, nếu không là hành vi của kẻ phản quốc ?Một nhà nước chân chánh, lương thiện không thể hành xử với người dân bằng những hành vi phát xít như thế.
Hay trường hợp blogger “chứa chan lòng yêu nước” Huỳnh Thục Vy cùng chồng là Lê Khánh Duy và người thân cùng nhiều bạn trẻ khác cũng vì ra sức tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cách nay hơn một tuần mà lâm vào tình cảnh – nói theo lời Lê Khánh Duy khi “tố cáo hành vi sách nhiễu và vi phạm pháp luật của CA” – là “chúng bóp cổ, đánh đập, trấn áp tàn bạo”, “Họ thay nhau thẩm vấn, hỏi cung chúng tôi, làm cho tinh thần chúng tôi hoảng loạn và sức khoẻ bị suy sụp nghiêm trọng”. Khánh Duy cho biết thêm rằng “Thục Vy do bị đánh đập và đàn áp trong lúc bị bắt lên xe đã xuất huyết ngay trong đồn, ướt cả quần đang mặc, nhưng chúng vẫn tiếp tục thẩm vấn”, “Cả mấy anh chị em toàn thân bầm dập và ê ẩm. Riêng Thục Vy bị chấn thương nhiều chỗ…”.
Sau khi an ninh Quảng Nam vào tận Sàigòn “kéo Thục Vy một cách thô bạo lên xe” để áp giải về Đà Nẵng gọi là “làm việc” tiếp, cuối cùng Thục Vy cũng được về nhà. Qua bài “Sang sông”, tác giả Sông Kôn nhận định:
Họ rất sợ và không bao giờ chịu để cho cô Huỳnh Thục Vy sống ở đất Sài Gòn. Tại sao vậy ? Đó là vì họ sợ tấm gương về yêu nước và lòng dũng cảm của cô là điểm sáng cho mọi người tìm đến, đó là họ sợ cô cùng giới bạn bè trẻ blogger liên kết lại tạo thành phong trào yêu nước trong giới trẻ hiện nay...
Theo blogger Nhã Nam qua bài “Từ Điếu Cày đến Huỳnh Thục Vy – một thế hệ mới đã thành hình”, thì “Hình ảnh cô gái trẻ Huỳnh Thục Vy cùng chồng và các em bị bắt, bị trấn áp thô bạo ngay đường phố cũng làm liên tưởng đến cảnh blogger Điếu Cày bị bắt giữa phố vài năm trước. Nhưng Sài Gòn của năm 2012 đã khác, giữa Điếu Cày và các em bị bắt hôm nay là cách biệt tuổi tác hơn một thế hệ và sẽ càng ngày càng trẻ. Nếu như Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do đứng khá cô đơn trên bậc thềm Nhà hát Thành phố thì hôm nay, các em đã sát cánh bên nhau để đến tận đồn công an đòi người. Một thế hệ trưởng thành qua đàn áp sẽ tiếp nối cho một xã hội dân sự lành mạnh hình thành”.
Họ rất sợ và không bao giờ chịu để cho cô Huỳnh Thục Vy sống ở đất Sài Gòn. Tại sao vậy ? Đó là vì họ sợ tấm gương về yêu nước và lòng dũng cảm của cô là điểm sáng cho mọi người tìm đến, đó là họ sợ cô cùng giới bạn bè trẻ blogger liên kết lại tạo thành phong trào yêu nước trong giới trẻ hiện nay
Sông Kôn
Và hôm qua Chủ Nhật mùng 8 tháng 7, những người dân Việt tại Saigòn và Hà Nội cũng lại ra sức thể hiện lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Trong khi tại Saigòn, công an, an ninh chìm, nổi “dầy đặc”, với nhiều xe công vụ, xe cảnh sát và cả xe ôm trá hình tại những khu vực có đông người quy tụ như Công viên 30-4, khu Nhà Thờ Đức Bà, để sẵn sàng trấn áp khiến cuộc tuần hành đã không diễn ra, thì tại Hà Nội, được biết hàng trăm người dân Hà Nội, có cả Cụ bà Lê Hiền Đức, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân đã xuống đường biểu tình trong tiết trời mát dịu, không mưa. Họ hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” đầy khí thế dù vẫn có sự hiện diện đông đảo của lực lượng công an. Theo ghi nhận của các bloggers thì chưa thấy có dấu hiệu bắt bớ, đàn áp tại Hà Nội hôm qua.
Khi viết “Những Tố Hữu đang sẵn sàng tố tả”, tác giả Nhật Bình không quên lưu ý rằng:
Nếu những quan chức ở thượng tầng còn lo ngại và đang tìm mọi cách xóa sạch hồ sơ như vậy, thử hỏi những cán bộ cấp trung và thấp, những người không có đường chạy, có nên tiếp tục nợ thêm máu nhân dân không? Đặc biệt trong hàng ngũ công an, liệu cán bộ cấp trung và thấp có nên cứ tiếp tục làm công cụ tay sai, thi hành những chỉ thị miệng “ác ôn” của cấp trên truyền xuống không — những chỉ thị mà lãnh đạo sẽ sẵn sàng chối bỏ trách nhiệm và đổ vấy cho cấp dưới? Và càng thấp trong hệ thống, các chiến sĩ công an càng cần biết rằng trên cả thế giới ngày nay, chứ không riêng gì ở Việt Nam, các tòa án công lý đúng nghĩa đã từ lâu không còn chấp nhận kiểu ngụy biện “chỉ vì theo lệnh trên”!
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012
Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) gặp gỡ các quan chức Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 7 năm 2010.
Nhân Khánh - RFA
-
Vấn đề biển Đông và nhân quyền có lẽ là các chủ đề chính mà bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đề cập với giới cầm quyền trong chuyến sang thăm Việt Nam.
Song về góc độ nhìn nhận sự việc thì dư luận lại có các ý kiến không giống nhau. Vậy các ý kiến này đã lập luận như thế nào? Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau.
Chính sách biển Đông
Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Clinton từng tuyên bố Mỹ coi trọng và thúc đẩy hơn nữa trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Mỹ cũng mong muốn nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông. Với câu hỏi trong bối cảnh vấn đề biển Đông đang nóng lên, đâu là chính sách tối ưu mà Việt Nam cần thực hiện trong quan hệ với Mỹ, chúng tôi được ông Dương Danh Dy cho biết như sau:
“Theo tôi, chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả. Bây giờ nó là một bộ phận cấu thành của quốc tế trong thời đại hội nhập này. Hiện nay do Trung Quốc cố tình gây chuyện kiếm cớ, tình hình biển Đông đang nóng lên.
Tôi nghĩ việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này, là nó khác với những lúc khác. Thế thì nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa. Nhưng mà tôi vẫn phải nhấn mạnh một điều rằng, đối với người Việt Nam; trước hết chúng tôi tin tưởng vào chính nghĩa, tin tưởng vào lực lượng của bản thân chúng tôi. Lực lượng tôi muốn nói ở đây là cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Mỗi năm, khoảng hơn ngàn tỷ đôla hàng hóa của Mỹ đi qua khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Là điều dễ hiểu khi Mỹ quan tâm đặc biệt tới việc tìm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông. Liên hệ đến mối tương quan quyền lợi giữa các quốc gia, Luật sư Lê Quốc Quân cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề biển Đông, như sau:
![clinton-250.jpg clinton-250.jpg](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sjavK1AAsHKA9HVnaGFJ2I7c9QmwXzxrHG81d3OdjIDXbz8p4KNyvUxxEp25DaX5W5AWhnI2nh5ufdsbYi4BiGj4hBMKU9deNm63BtHGAiRVMqugY5iHoCRJbIjYjfPGGRFTvAMW-dGQrIGgWP5XSNbRNBmxCq46rxlKHLwX4oL5uFukVGIyUaQQXGQjkOrDbXGxR1fA=s0-d)
“Tôi cho rằng gần đây Trung Quốc tiến hành gây hấn quá nhiều với Việt Nam. Thực tế Việt Nam thì nhỏ, yếu hơn so với Trung Quốc. Tất nhiên, nếu như chúng ta nhìn cách tổng thể thì thấy rằng chỉ có chính quyền Hoa Kỳ hoặc những sức mạnh Hoa Kỳ đang có mới có thể đủ sức răn đe. Hoặc đủ sức làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, cân nhắc trong việc đối xử với các nước Đông Nam Á nói chung, và riêng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm Hoa Kỳ sẽ giữ gìn sự ổn định, chống leo thang gây hấn ở biển Đông. Cũng như là đảm bảo quyền tự do hàng hải của các tàu Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng là bà Hillary Clinton sẽ can thiệp nhiều hơn, mạnh hơn.”
Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
“Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:
“Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.
Song về góc độ nhìn nhận sự việc thì dư luận lại có các ý kiến không giống nhau. Vậy các ý kiến này đã lập luận như thế nào? Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau.
Chính sách biển Đông
Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Clinton từng tuyên bố Mỹ coi trọng và thúc đẩy hơn nữa trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Mỹ cũng mong muốn nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông. Với câu hỏi trong bối cảnh vấn đề biển Đông đang nóng lên, đâu là chính sách tối ưu mà Việt Nam cần thực hiện trong quan hệ với Mỹ, chúng tôi được ông Dương Danh Dy cho biết như sau:
Chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả.Ô. Dương Danh Dy
“Theo tôi, chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả. Bây giờ nó là một bộ phận cấu thành của quốc tế trong thời đại hội nhập này. Hiện nay do Trung Quốc cố tình gây chuyện kiếm cớ, tình hình biển Đông đang nóng lên.
Tôi nghĩ việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này, là nó khác với những lúc khác. Thế thì nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa. Nhưng mà tôi vẫn phải nhấn mạnh một điều rằng, đối với người Việt Nam; trước hết chúng tôi tin tưởng vào chính nghĩa, tin tưởng vào lực lượng của bản thân chúng tôi. Lực lượng tôi muốn nói ở đây là cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Mỗi năm, khoảng hơn ngàn tỷ đôla hàng hóa của Mỹ đi qua khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Là điều dễ hiểu khi Mỹ quan tâm đặc biệt tới việc tìm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông. Liên hệ đến mối tương quan quyền lợi giữa các quốc gia, Luật sư Lê Quốc Quân cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề biển Đông, như sau:
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7. Courtesy state.gov
“Tôi cho rằng gần đây Trung Quốc tiến hành gây hấn quá nhiều với Việt Nam. Thực tế Việt Nam thì nhỏ, yếu hơn so với Trung Quốc. Tất nhiên, nếu như chúng ta nhìn cách tổng thể thì thấy rằng chỉ có chính quyền Hoa Kỳ hoặc những sức mạnh Hoa Kỳ đang có mới có thể đủ sức răn đe. Hoặc đủ sức làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, cân nhắc trong việc đối xử với các nước Đông Nam Á nói chung, và riêng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm Hoa Kỳ sẽ giữ gìn sự ổn định, chống leo thang gây hấn ở biển Đông. Cũng như là đảm bảo quyền tự do hàng hải của các tàu Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng là bà Hillary Clinton sẽ can thiệp nhiều hơn, mạnh hơn.”
Mức độ cải thiện nhân quyền
Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
“Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.LS Lê Quốc Quân
“Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012
Giai đoạn khốc liệt đang bắt đầu
Hầu đồng? :D
Bùi Hằng
-
Tôi không hề có ý định "bôi nhọ" sự lãnh đạo của đảng, bởi như tôi từng chỉ mặt nhiều đảng viên mà nói rằng: Chẳng ai phá đảng ngoài chính những đảng viên biến chất như 15 tên lãnh đạo Hà Giang có tên trong danh sách mua bán dâm với các cháu học sinh thông qua bàn tay môi giới của thằng thầy giáo VÔ GIÁO DỤC. Chẳng ai phá đảng và làm nghèo nhà nước ngoài chính những tên đảng viên đục khoét trong PU18- Vinashin-đại lộ đông tây SG... như Dương Chí Dũng vừa đào thoát với khối tài sản của đất nước dân tộc... như bao vụ làm thất thoát tài sản nhà nước khác nhan nhản khắp 63 tỉnh thành... không sao kể xiết.
Kính gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
Công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng
đ/c: 106 Lê Hồng Phong- f4- Vũng Tàu
phone: 0913784415
-01688809350
Theo: Blog Bùi Hằng- - Ngài Trương Tấn Sang
- - Nguyễn Phú Trọng
- - Nguyễn tấn Dũng
- cùng toàn thể các ông bà trong bộ chính trị TW và Quốc hội nước Viêt Nam
Tôi công dân Bùi Thị Minh Hằng - sinh 1964, CMND: 273278857 do công an Vũng Tàu cấp. Đăng kí thường trú: 106 Lê Hồng Phong- Phường 4 Vũng Tàu.
Xin gửi tới các quý vị một KHẨN THƯ sau đây để các quý vị xem xét và xác quyết cho cả Dân tộc Việt Nam cùng bạn bè quốc tế biết rằng: HIỆN NAY CÓ HAY KHÔNG MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đang tồn tại(?)
Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan cao cấp trong quân đội và mẹ là cán bộ nhà nước. Bản thân tôi từ 3 tuổi đã được nuôi dạy trong môi trường dành cho con cái sĩ quan đi phục vụ đất nước (trại trẻ binh chủng pháo binh Sơn Tây) từ nhỏ tôi đã trải qua cuộc sống vất vả chung của cả dân tộc và đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh bom đạn, thiếu đói nghèo nàn.
Lớn lên tôi học tập hết những năm học phổ thông - cao đẳng công nghiệp nhẹ và trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước năm 1986 tôi đi xuất khẩu lai động tại Liên Xô cũ do không có việc làm trong nước và cũng do mục tiêu "cấp bách" CỨU NƯỚC- CỨU NHÀ (đóng thuế hợp tác lao động cho nhà nước và đóng những thùng hàng về nuôi sống gia đình).
Từ bấy tới nay tôi hòa mình với cuộc sống của toàn thể đồng bào trong cả nước, đồng cảm với đói no vất vả của muôn người... Bằng chứng là tôi chưa bao giờ kêu than hay nhận lấy sự "ban phát, bố thí" từ phía chính quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi cũng chẳng một lần lu loa cho mọi người biết nỗi đau riêng của tôi mà chỉ cho đến khi đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật ký quyết định đưa tôi đi "phục hồi nhân phẩm" tại Thanh Hà vì tôi dám BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC - bạn vàng của nhà nước ta - đồng thời không ngại tốn kém về kinh phí bằng tiền thuế của Nhân Dân cho một đội ngũ truyền thông "hùng hậu" vào cuộc để bôi nhọ cá nhân tôi trong khi tôi nằm trong trại không lên tiếng nổi thì nhiều người mới nhận ra rằng: Hóa ra có một công dân Bùi Thị Minh Hằng đã từng "phạm tội" vi phạm hôn nhân và gây ra hậu quả là bà ta đã chấp nhận để người đàn ông kia cướp đi toàn bộ tài sản mà chỉ giữ lại 3 đứa con thơ một mình nuôi dạy chúng, Như vậy có một Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong Phường 4 Vũng TÀU phải thuộc thành phần: Hộ nghèo - khó khăn cần được chính quyền giúp đỡ chứ!
Nhưng không! Những năm tháng khốn đốn ấy người đàn bà đơn thân với 3 đứa con thơ trên tay này đã tự bươn trải một mình nuôi con mà không hề làm những điều vi phạm đạo đức - pháp luật. Cái người đàn bà bị lường gạt cướp của ấy đáng ra đã đổ "gánh nặng" lên đầu xã hội với hoàn cảnh 3 đứa con thơ thì trái lại Bùi Thị Minh Hằng này đã 1 mình nuôi dạy 3 đứa con ấy từ tấm bé cho đến giờ mà không ngửa tay xin vay hay cướp đoạt cái gì của bất cứ ai. Bùi Thị Minh Hằng này đã lăn lộn vất vả và làm những gì để vừa nuôi con vừa chia xẻ giúp đỡ bao hoàn cảnh thiếu thốn cơ hàn trong xã hội. Những chuyến đi làm từ thiện cùng người của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Trung Tín tới những vùng xa tận Chương Mỹ - Hà Tây. Hay những chương trình từ thiện trong tỉnh nhà do ông Hai Hàng phó chủ tịch tỉnh chủ trì... Những đóng góp cho y tế phường 4 mà phường từng đem xe tới tận nhà chở đi hay chia xẻ vật chất với vài hộ nghèo sinh sống cùng phường? Bùi Thi Minh Hằng này làm những việc tâm phúc ấy từ trong tận đáy lòng mình như một sự trả ơn đời đã "nâng đỡ" cho mình trong những tháng ngày khốn khó mà không màng tới Danh-lợi, tới đánh bóng mình như bao kẻ vẫn làm, chính vì vậy cũng không cần khoe mẽ hay phim ảnh gì, Nhưng chắc hẳn những con người được nhận những xẻ chia ấy họ sẽ nghĩ gì khi đọc những bài viết bôi nhọ tôi của cái gọi là "nhà nước chính quyền này khi đã dùng tới HTV và những tờ báo Đảng như ANTĐ - Bà Rịa - Vũng Tàu và HNM vào việc đánh dưới "lưng quần" tôi một cách không biết xấu hổ như họ đã làm...
Phải chăng đây là "sức mạnh" mà đảng ta muốn "công diễn" ra trước Nhân Dân? Không lẽ sự vĩ đại của đảng ta là như thế dưới con mắt nhìn của tôi và bao đồng bào VN này?
Tôi không hề có ý định "bôi nhọ" sự lãnh đạo của đảng, bởi như tôi từng chỉ mặt nhiều đảng viên mà nói rằng: Chẳng ai phá đảng ngoài chính những đảng viên biến chất như 15 tên lãnh đạo Hà Giang có tên trong danh sách mua bán dâm với các cháu học sinh thông qua bàn tay môi giới của thằng thầy giáo VÔ GIÁO DỤC. Chẳng ai phá đảng và làm nghèo nhà nước ngoài chính những tên đảng viên đục khoét trong PU18- Vinashin-đại lộ đông tây SG... như Dương Chí Dũng vừa đào thoát với khối tài sản của đất nước dân tộc... như bao vụ làm thất thoát tài sản nhà nước khác nhan nhản khắp 63 tỉnh thành... không sao kể xiết. Chẳng ai có cơ hội phá đảng ngoài chính những đảng viên lạm chức, lạm quyền để làm những việc sai trái như biết bao quan chức trong chính quyền, phạm tội từ địa phương tới Trung ương mà tôi có ngồi thống kê cả ngày cũng không hết. Chẳng ai phá đảng, làm cho đảng phải suy yếu và đẩy lòng dân tới chỗ căm giận chính quyền bằng chính những việc làm vi phạm pháp luật, bất chấp đạo luật, luân lý của những kẻ mang danh đảng viên được đảng tin tưởng giao phó trọng trách "lo cho dân" nhưng lại lợi dụng cái mác đảng viên, sự "bảo kê" về uy quyền tối cao của đảng để mà cố tình làm sai pháp luật, bóp méo đường lối của đảng và đè nén, cướp bóc - đàn áp người dân khiến cho lòng dân căm vẫn phải vùng lên như quả bom Đoàn Văn Vươn - Như hình ảnh biết bao đoàn dân oan lũ lượt từ khắp nơi trong cả nước kéo nhau đi khiếu kiện với tất cả những uất giận thương tâm làm cho những người dân khác không thể cầm lòng, như việc cưỡng chế bằng vũ lực Nông dân Văn Giang - Vụ Bản - hình ảnh dân oan Vũng Tàu và các tỉnh phía nam ra tận văn phòng quốc hội, mặc bikini phản đối trước hội trường Ba Đình để hòng cho các vị biết rằng họ đã bị "lột hết" không còn gì phải đi kêu cứu... Rồi 2 mẹ con người dân mất đất, mất chồng, mất cha phải lột chuồng phản đối cướp đất tạ Cần Thơ... Rồi những vụ án oan sai chất chồng không sao kể xiết mà chính bản thân tôi bị đảng viên biến chất vô pháp luật - chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký quyết định vi phạm pháp luật giam giữ trái phép trong trại tù trá hình Thanh Hà 5 tháng trời gây phẫn uất cho cả dư luận trong nước lẫn quốc tế vậy mà cho đến khi buộc phải thả tôi ra họ vẫn đang tâm trả thù tôi bằng việc còng tay - xích chân ném tôi trên xe trong đoạn đường hơn 2000km... Phải chăng những kẻ thực thi những nhiệm vụ khốn nạn đó đang góp phần "bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ?" Không! trăm lần không, vạn lần không, chúng chẳng thể xây dựng sự tốt đẹp bằng nền tảng của sự VÔ LUÂN - VÔ PHÁP chúng chẳng thể bảo về một chính thể bằng thói côn đồ tàn ác như những gì chúng đã làm, mà trái lại những việc làm của chúng chỉ khiến cho đảng và chế độ cai trị này nhanh chóng suy kiệt và tan rã trước những ai oán của lòng dân và sự khinh bỉ của loài người mà thôi. Vậy mà chưa đến nỗi có 1 tên nào bị làm những "phóng sự nội chính" bêu riếu trên những phương tiện của đảng như họ từng làm để moi móc bêu riếu tôi... bêu riếu những con người một đời không màng danh lợi mà chỉ vì những khổ đau oan khiên của người khác như cụ bà Lê Thị Hiền Đức... Như bao con người một đời cao quý đáng kính như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh - nhà văn Nguyên Ngọc, bao vị nhân sĩ trí thức khác mà nhân dân thấy rõ ràng họ đáng được tôn trọng hơn nhiều những ông bà trong bộ máy chính quyền. Và cuối cùng ai ai cũng nhận ra rằng đảng chỉ đạo những công cụ - vũ khí trong tay mình làm thế với những công dân đáng kính, với cả một thường dân như tôi bởi vì đảng - chính quyền không thể có chính danh - luật pháp để hành xử với công dân của mình (Còn nếu đảng không chỉ đạo mà những kẻ kia làm sai thì chắc chắn đảng phải xử lý - vì đảng có quyền và luật pháp trong tay).
Thưa các ngài lãnh đạo đất nước!
Tôi năm nay 49 tuổi đời... tuổi đã trải qua từ gian khổ khó khăn và thăng trầm cùng đất nước dân tộc, tôi chưa bao giờ nghĩ sự chịu đựng hy sinh của mình là to lớn, Nhưng trái lại tôi cũng thấy mình sống đáng tự hào khi mình chưa bao giờ làm những gì trái pháp luật- đạo đức, chưa bao giờ mình vô lương - bất nhân bất nghĩa với những người xung quanh, xong tôi thât sự tức giận khi tôi bị chính quyền có những kẻ lạm dụng quyền hạn một cách vô lương và bất chấp luật pháp để bức hại.Tôi không muốn nói quá nhiều đến những sai phạm nhan nhản của chính quyền khắp nơi vì họ sẽ nói rằng: đấy không phải việc của tôi. Nhưng tôi phải nói rõ về những sai phạm mà những đảng viên của đảng đã gây ra cho tôi, cho gia đình tôi là không thể chấp nhận về mặt luật pháp - không thể tha thứ về mặt đạo đức.
Năm 2009 tôi về Sơn Tây nộp đơn kiện về việc chính quyền tiếp tay làm sai pháp luật cho đảng viên cướp tài sản thừa kế cha tôi để lại trong đó có phần tôi và tài sản riêng tôi bỏ ra xây dựng tại 15 Đốc Ngữ - thị xã Sơn Tây... Tại đây tôi không những không được công an chính quyền giúp đỡ mà trái lại họ còn câu kết bênh vực những kẻ tội phạm - kẻ tội phạm này còn được chính quyền Hà Nội xử dụng vào chiến dịch bôi nhọ tôi trên truyền hình HTV - hóa ra truyền thông của đảng và chính quyền muốn đưa những nhân vật như một người đàn bà từng ra nước ngoài phạm tội ăn cắp lên làm phát thanh viên và đưa một tội phạm đang bị khởi tố vì lừa đảo chiếm đoạt hàng gần chục tỷ ra làm người đấu tố công dân đang bị nhà nước bỏ tù oan mà cả thế giới phải lên tiếng bênh vực, đòi trả tự do như tôi - Chính vì thế tôi đã không được bảo vệ quyền lợi mà pháp luật quy định và trái lại tôi còn bị công an chính quyền Sơn Tây "bảo kê", cho những thành phần bất haỏ - côn đồ tấn công đe dọa. Vụ việc đều phơi bày trước mắt nhân dân, nhưng tuyệt nhiên các đảng viên cán bộ của đảng thì "không biết". Vậy họ có làm theo pháp luật và nghị quyết đảng trong công việc và trong công tác nhằm củng cố xây dựng lòng tin với đảng trong nhân dân không? hay chính những việc làm của họ đã gián tiếp đập phá tan hoang những gì mà lãnh đạo đảng và nhà nước hô hào kêu gọi? Những oan khiên của tôi đang còn nguyên đó. Vậy pháp luật đâu trong xã hội này để người dân chúng tôi cứ ôm đơn đi khiếu kiện, tố cáo năm này qua năm khác mà không nơi nào giải quyết? Cán bộ họ ăn lương bằng tiền thuế nhân dân nhưng thử hỏi rằng họ đã làm gì cho dân khi mọi vụ việc sai phạm hàng ngày cứ diễn ra với đầy đủ bằng chứng nhưng không được giải quyết? Giữa thanh thiên bạch nhật tôi bị kẻ bất hảo cướp giật tài sản mà cuối cùng công an Sơn Tây không xử lý còn cướp thêm của tôi chiếc túi tang vật có giá trị khi tôi giao nộp cho họ để điều tra(?) Sai phạm chồng lên sai phạm, xã hội lộn đảo vô pháp vô luân là bởi ai? Bởi du thủ du thực - đầu trộm đuôi cướp hay bởi chính bao kẻ lũng đoạn trong cơ quan chính quyền mà họ đều là người của đảng? Nhân dân chắc ai ai cũng còn nhớ trong bao vụ án lớn liên quan tới tội phạm thì người "chạy án- bảo kê" đều là người của công an. Ai cũng biết công an bây giờ tự cho họ cái quyền được ngang nhiên làm SAI PHÁP LUẬT nhằm "xỉ nhục" cái danh xưng "người đại diện luật pháp" Bởi thế họ mới ngang nhien giơ giày đạp vào mặt người biểu tình yêu nước. Họ mới ngang nhiên thu giữ bất chấp quy định những đồ vật của người dân mà hành động này không thể có trong quy định nào của luật pháp và duy nhất khẳng định đấy là thói ĂN CƯỚP (tôi đang bị công an Hoàn Kiếm - công an Bến Nghé Sài Gòn - công an Sơn Tây - Công an trại Thanh Hà thu giữ trái phép một số tài sản cá nhân cho đến nay chưa trả lại). Đây là một sự thật nhức nhối bao năm nay góp phần làm băng hoại xã hội này, những cái chết của bao thường dân vô tội ở Bắc Giang - Bình Dương - Hà Nội- Vũng Tàu... dưới bàn tay công an. Bao sự kiên bắt cóc người gần đây trong đó có bản thân tôi đều là do công an - an ninh của đảng làm. Thậm chí nghiêm trọng như vụ bắt cóc ngày 1-7-2012 vừa qua họ còn đê tiện định vu khống cho tôi tội danh: tôi tàng trữ ma túy và hiện nay họ cũng cưỡng bức tôi đi 1 nơi rồi lục lọi niêm phong đồ đạc cá nhân của tôi trong khách sạn tôi đang ở, bất chấp mọi quy định pháp luật và coi khinh mọi trình tự pháp lý. Rồi những viên công an khi thực thi việc bắt người trái phép bị nhân dân chất vấn thì ngang nhiên trả lời rằng: "Tao thích bắt là bắt, không cần lệnh(?)" . Và nữa, thử hỏi người như tôi đã phạm tội gì và ai đã xử lý? Nhưng công an, chính quyền họ ngang nhiên tước đoạt đi tự do cá nhân của tôi khi họ bơ ra bao con người rình rập - đe dọa quấy rối cuộc sống của tôi cùng những người xung quanh tôi... Tôi đã làm gì và gây tổn hại cho ai khiến cho an ninh Quảng Nam khi bắt cóc cô gái trẻ Huỳnh Thục Vy lại đem tôi ra để công kích, nói xấu(?) Thật là những hành xử hết sức hạ tiện- bất chính, hèn mạt mà hình như đang có cả một sự "quán triệt "trong toàn nghành công an từ các nơi như Hà Nội- Vũng Tàu- Sài Gòn... và bây giờ là công an Quảng Nam rồi còn những đâu nữa, nhỏ nhen và bẩn thỉu quá... Vậy thì thử hỏi các quý ông lãnh đạo :Hãy xác quyết giùm tôi, cho toàn thể nhân dân Việt Nam chúng tôi một điều rằng có hay không một CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM- ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC như mỗi khi đặt bút ghi đơn từ gì chúng tôi phải viết lên cái khẩu hiệu gây bất mãn ai oán trong lòng về những điều không hề có thật.
Riêng về những vụ việc của tôi đã và đang xảy ra, tôi biết rằng các ông bà lãnh đạo trong đất nước đã nghe thấy, đã được báo cáo tới nên tôi không cần nhắc lại nhiều. Nhưng tôi thấy có trách nhiệm viết lá thư này gửi đến đích danh các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, các vị có trách nhiệm trong bộ chính trị của đảng để chính thức thông báo về tình trạng bức xúc uất hận của những người dân oan- những con người yêu nước yêu tổ quốc muốn bảo vệ danh dự dân tộc và đất nước bằng những hy sinh cao quý, bằng những hy sinh chịu đựng chứ không phải bằng sự cướp đoạt cho bản thân mà bất chấp tất cả, chà đạp lên quyền con người và ngồi xổm lên luật pháp như những cán bộ đảng viên của đảng đã làm mà thực chất họ là những kẻ phá đảng- phá công cuộc xây dựng đất nước - phá hủy lòng tin và sự tôn trọng trong nhân dân chúng tôi... Kính mong những quý vị có tâm huyết với đất nước, với dân tộc và thật sự cống hiến vì vận mệnh đất nước hãy lắng nghe và khẩn trương xem xét những phản ảnh thẳng thắn của người dân thông qua những oan khiên của chính bản thân họ, cụ thể những người như cá nhân tôi, như dân oan Trần Ngọc Anh của Bà Rịa Vũng Tàu... và còn rất nhiều người khác nữa không sao kể xiết!
Tôi muốn thay mặt cho nhiều tiếng nói trong nhân dân tôi gửi đến các quý vị lời đề nghị rằng:
- Hãy xác quyết quyền làm người - quyền được pháp luật bảo vệ của người dân chúng tôi trong xã hội do các ông đang lãnh đạo?
- Nếu pháp luật và công lý không được thực thi một cách nghiêm minh thì tôi công dân Bùi thị Minh Hằng và Trần Ngọc Anh cùng nhiều người dân oan khuất khác sẽ bằng cách hy sinh tính mạng mình để lên tiếng đòi quyền sống - quyền làm người và quyền được pháp luật bảo vệ (Trần Ngọc Anh đã từng bị tù oan uất 15 tháng vì đã đem xăng tự thiêu ngay cửa nhà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lần này chị ta tuyên bố sẽ rạch bụng moi ruột ra gửi cho đảng và người lãnh đạo).
Có lẽ bây giờ nhiều đảng viên và các vị lãnh đao đã quên không giáo dục cho thuộc cấp mình một điều quan trọng về sức mạnh của lòng dân.
Khó trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng qua
Khó vạn lần dân liệu cũng qua
Mong các quý vị hãy một lần "vi hành" trong cuộc sống hòa mình vào dân và thấu hiểu tâm tư cùng bao oan uất muốn giãi bày của nhân dân chúng tôi. Có thể vài mạng dân đen không nghĩa lý gì với cuộc đời làm quan của các quý vị. Xong tôi tin rằng các vị sẽ không thể tồn tại và bình yên trong cõi đời này khi mà lòng dân oán than tới mức không cần đến sự sống như lúc này.
Tôi hoàn thành bức TÂM THƯ này qua quá trình trải nghiệm tất cả những bất công vô lý xảy ra với bản thân và nhìn nhận xã hội cộng đồng xung quanh.
Tôi hy vọng các quý vị cũng nhìn nhận ra những sự thật tồi tệ đang diễn ra quanh cuộc sống , trong đất nước do các ngài đang lãnh đạo... và hy vọng các ngài sẽ có đủ quyền hạn hóa giải nó khi lương tâm các ngài lên tiếng!
Trân trọng!
Vũng Tàu ngày 2-7-2011
Công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng
đ/c: 106 Lê Hồng Phong- f4- Vũng Tàu
phone: 0913784415
-01688809350
Cập nhật lúc : Thứ Ba, tháng 7 10, 2012